DDE18DC7 F8B3 44A2 9D9D C32DE92CB3B4 4697 00000527D2EC8F04

Việt Nam có 96 triệu dân!!!!


“Việt Nam có 96 triệu dân!!!!

10 năm tăng 10 triệu dân. Vậy 10 năm nữa sẽ là 107 triệu dân. Với 77% là dân số trẻ và đang kết hôn. Điều này nghĩa là gì???

Nghĩa là dân đông thì nhu cầu nhà ở sẽ cao.
Dân đông nhưng lại ở trong độ tuổi lao động, có nghĩa là có thu nhập, nên nhu cầu ở riêng càng cao.
Dân có thu nhập, lại có con cái nên nhu cầu du lịch sẽ thế nào? Cao chứ còn gì nữa.

Với một số người không thích các con số. Thì việc tìm ra và so sánh với một mô hình tương đương sẽ dễ hiểu hơn. Thế thì hãy nhìn qua Trung Quốc. Tôi biết nhiều bạn ở đây ghét TQ. Nhưng các bạn hãy bỏ cảm xúc qua một bên, và phân tích thẳng thắn một chút. Trung Quốc rất giống VN, à phải nói VN rất giống TQ mới đúng. Giống từ mô hình chính trị, quản lý đất nước, dân số và văn hoá tiêu dùng, văn hoá sống….
Chỉ khác là TQ đi trước VN chắc giờ phải tầm 50 năm hơn. Các bạn đừng buồn hay tức. Nếu nhìn họ đi trước 50 năm, với một người đầu tư thì đó lại là điều tuyệt vời vì chúng ta có cơ hội nhìn một mô hình đã đi qua và xem liệu nó có thành công không. Tuyệt quá còn gì. Đúng không?
Vậy nhìn TQ thì rút ra được cái gì. 
Trong cuốn sách “Trung Quốc chấm dứt thời đại hàng giá rẻ” gần đây. Tác giả Shaun Rein đã phân tích một loạt các điểm sau.

1. Trên thế giới có rất nhiều kênh đầu tư huy động tiền nhàn rỗi như chứng khoán, góp vốn thành lập doanh nghiệp… nhưng ở TQ hay VN, bất động sản, hay cụ thể là đầu tư đất vẫn phổ biến nhất vì sao. Vì tâm lý, vì thói quen, nhưng quan trọng nhất vì an toàn. Vì với việc đầu tư vào các công ty hay mua chứng khoán, sự minh bạch về sổ sách là rất thấp, chưa kể luật cũng lỏng. Các cty đã xào nấu sổ sách 1 lần rồi, lên sàn lại bị tay to nó xào thêm lần nữa. Có gì thì còn tờ giấy lộn. Còn với đất thì cứ để đấy, giá có xuống thì cũng còn mảnh đất, trước sau thì nó cũng lên giá hoặc bán được. Chính vì vậy mà bđs là kênh đầu tư phổ biến nhất ở TQ, VN và những quốc gia châu Á.
2. Kinh tế TQ cất cánh từ sau khi mở cửa , nhưng đặc biệt nhanh sau khi họ hoàn thành hệ thống đường cao tốc kết nối các thành phố lớn với nhau lại. Đầu tư nước ngoài ồ ạt chảy vào TQ. Đây là giai đoạn giá đất ở TQ tăng hình tên lửa. Nhìn lại VN thì sao? Chúng ta cũng đã mở cửa sau TQ một thời gian, hệ thống đường cao tốc cũng đang hoàn thiện. Các cty nước ngoài cũng đang đổ về VN, nhất là sau khi anh Trump với anh Tập đang giận nhau. Hệ thống hàng không thì phát triển vượt bậc. 
3. Với một số khu đô thị mới, thông thường mọi người sẽ nhìn thấy một giai đoạn gọi là đô thị ma, vắng bóng người ở. Điều này xẩy ra ở rất nhiều thành phố tại TQ. Nhưng về sau đa số được lấp đầy, tốc độ tuỳ tình hình kinh tế của thành phố đó. Như phố Đông ở Thượng Hải cũng mất đến 30 năm. Nhưng sau đó thì giá đất tăng cấp số nhân, vượt sức tưởng tượng của đa số mọi người. Những nhà làm quy hoạch họ nói rằng đó là thời gian cần thiết để hấp thụ một khu đô thị. Ví dụ như Thủ Thiêm ở SG cũng vậy. Nó ngủ khoảng mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn nó thức thì giá đất ở đó tăng tính bằng lần. Vì vậy việc các khu đô thị vắng trong một giai đoạn là điều bình thường và cần thiết ở mọi nơi. Như một thực thể sống, nó cần tích luỹ và hấp thụ đủ năng lượng trước khi phát triển mạnh. 
4. Có một thực tế đúng gần như ở mọi nơi đó là nơi nào càng gần cảng biển thì kinh tế thường phát triển cao hơn các khu khác. Đời sống cũng cao hơn. Điểm lại ở TQ thì Thẩm Quyến, Thượng Hải, Hồng Kong là cao hơn các thành phố khác rất nhiều. Ở VN thì Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu đều giầu có hơn các thành phố còn lại trong cả nước. Ngoại trừ thủ đô ra. Nếu nhìn rộng hơn ở các nước khác, bạn sẽ thấy điều tương tự.”

(Nguồn: Cư dân Golden Bay – Mr.Roamer)