
Nói đến sầu riêng là nói đến vùng đất Khánh Sơn – Khánh Hòa. Đây là địa bàn trồng sầu nổi tiếng thơm ngon nhất cả nước. Đó là đặc sản đầu tiên của vùng được Cục sở hữu trí tuệ cấp độc quyền trên trên toàn lãnh thổ. Vậy, bạn đã biết gì về nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa? Hãy đọc bài viết dưới đây của Floriland để hiểu rõ hơn về đặc sản của vùng đất này.
1.Khánh Sơn – vùng đất bén duyên với sầu riêng
Khánh Sơn vốn là huyện miền núi ngăn cách với vùng đồng bằng bởi con đèo Khánh Sơn cao hơn 1000m so với mực nước biển. Huyện Khánh Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp với huyện Khánh Vĩnh, phía Đông giáp thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Đông Bắc giáp với huyện Diên Khánh.
Do đặc điểm địa hình miền núi nên cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp. Xét về điều kiện tự nhiên, Khánh Sơn có sự hòa quyện giữa văn hóa vùng cao với văn hóa vùng đồng bằng ven biển. Khí hậu nơi đây mát mẻ, trong lành, được ví như Đà Lạt thứ hai của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa bén duyên.
Trước đó, bà con Khánh Sơn đã từng mày mò, thử sức với nhiều loại cây trồng khác nhau như: Cà phê, Hồ Tiêu. Đáng tiếc, những loại cây này sau một thời gian thử nghiệm đều không thành công. Không ít hộ gia đình trồng cà phê, trồng hồ tiêu lâm vào cảnh nợ nần.

Bén duyên với cây sầu riêng, một hướng đi mới mở ra cho bà con vùng đất này. Trên cơ sở nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai vùng đất Khánh Sơn, năm 1999, huyện nhà đã mạnh dạn đặt mua hơn 1000 cây sầu riêng giống chất lượng cao. Trong đó, sầu riêng Moong Thoong được trồng thử nhiều.
Dự án trồng sầu riêng tại Khánh Sơn bắt đầu được triển khai trên diện rộng. Trời không phụ lòng người, chất đất nơi đây rất hợp với đặc tính của cây sầu riêng. Cây sầu mang lại hiệu quả cao, chất lượng sầu ngon, khác hẳn với sầu của những vùng đất khác. Nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa trở thành bước đột phá đối với nhân dân huyện Khánh Sơn nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.
2.Đặc điểm của nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa
Nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa đã mang lại kết quả tốt hơn mong đợi. Sầu Moong Thoong của huyện Khánh Sơn trái sai, trọng lượng lớn. Trọng lượng bình quân của sầu vùng này là 4,5kg/trái. Đặc biệt, có những trái nặng từ 7 đến 8kg.
Không giống với sầu ở vùng khác, cây sầu riêng Khánh Sơn chỉ sau 4 năm là cho thu nhập ổn định. Cây sai trái, trái lớn, ngon hơn hẳn sầu ở những nơi khác. Đặc điểm sầu Khánh Hòa là thịt khô, cơm vàng, hạt lép, thơm ngon, béo ngậy, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đặc điểm nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa là cây sầu ở đây đơm hoa, kết trái muộn hơn so với sầu ở vùng khác từ 4 đến 5 tháng. Nguyên nhân của sự lệch pha này có thể là do đất vùng Khánh Sơn cao hơn 400m so với mực nước biển. Do đó, cây đơm hoa kết trái muộn hơn so cây sầu ở các tỉnh Nam Bộ.
Như thế, sầu riêng miền Nam thu hoạch xong sẽ là lúc bắt đầu sầu riêng Khánh Sơn vào vụ. Mùa sầu riêng Khánh Sơn – Khánh Hòa bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào tháng 6 hàng năm. Kết thúc vụ sầu là vào giữa tháng 8.
Vì sầu Khánh Sơn trái vụ so với mùa sầu chung của cả nước nên giá bao giờ cũng cao hơn. Ở thời điểm này, sầu trên thị trường ít nên giá bán sầu riêng Khánh Sơn sẽ cao, cháy hàng.
Sầu riêng vùng này khi chín sẽ tự rụng. Lúc này, mùi sầu chuẩn vị, ngon nhất. Có thể nói, nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa là một bước đi đúng đắn giúp bà con nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhanh chóng, hiệu quả.
3.Triển vọng nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa

Nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập lớn cho bà con nông dân và tỉnh nhà. Vì thế, trong thời gian tới, cây trồng này sẽ tiếp tục được mở rộng, trở thành cây chủ lực của vùng đất Khánh Sơn – Khánh Hòa.
Ngoài giống sầu Moon Thoong (sầu Thái), Khánh Sơn còn hợp với cây sầu Chín Hóa, cây sầu Ri6. Riêng sầu Thái sẽ cho thu hoạch từ năm thứ 3 sau khi trồng. Năng suất cây sầu đạt từ 35 tấn đến 40 tấn/ha kể từ năm thứ 6.
Ở Khánh Sơn hiện có hơn 5000 hộ dân trồng sầu với tổng diện tích 500h. Đến đầu 2018, diện tích trồng sầu tiếp tục tăng lên 754 ha. Năng suất sầu ngày càng tăng nhờ bà con nắm vững kỹ thuật chăm sóc.
Theo tính toán, chi phí đầu tư 1ha sầu hết từ 25 đến 30 triệu đồng. Thu nhập mang lại sau mùa thu hoạch là 400 đến 500 triệu đồng thì đây được xem là ngành siêu lợi nhuận. Diện mạo Khánh Sơn Khánh Hòa thay đổi từ đó.
Nghề trồng sầu riêng ở Khánh Hòa là bước đi đúng đắn, hiệu quả. Nhờ cây chủ lực này mà bộ mặt huyện Khánh Sơn Khánh Hòa đã thay đổi hẳn so với trước. Đời sống của bà con nơi đây giờ đã ấm no, đủ đầy. Hy vọng trong thời gian tới, diện tích trồng sầu riêng tại Khánh Sơn tiếp tục được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.